Sự tham gia mạnh mẽ và sâu sắc của công nghệ ở đa dạng mọi lĩnh vực ngày càng tạo ra nhiều dịch chuyển trong các ngành nghề, tác động đến cả hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Chỉ bàn riêng về hành vi sử dụng tiền thì tiền mặt và phương thức thanh toán qua thẻ ngày đã dần được thay thế bởi sự tiện lợi, thông minh của các ví điện tử.
Trong khu vực Đông Nam Á, tổng giá trị giao dịch không dùng tiền mặt đạt 15 tỷ đô la vào năm 2021 cùng với tốc độ phát triển thường niên dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Tại Việt Nam, theo báo cáo năm 2020, ngành Fintech có đến 19,2 triệu người đang sử dụng ví điện tử. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng gấp 3 lần cho đến năm 2025.
Các nền kinh tế châu Á trỗi dậy trong những năm gần đây cũng là điều đáng chú ý, ấn tượng phải nhắc đến là Trung Quốc và Ấn Độ. Với sự hậu thuẫn, giúp sức từ chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt, với sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử và sự gia tăng số lượng người sử dụng điện thoại và internet là tiền đề giúp các quốc gia Châu Á dần vươn lên vị trí dẫn đầu và lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu.
Về cơ bản, ví điện tử vượt trội hơn hẳn tiền mặt về mức độ an toàn, tiện lợi và linh hoạt trong mọi giao dịch. Người dùng không phải tốn thời gian để tìm kiếm thủ công các quỹ, ngân sách mình đã ghi chép ở đâu đó hay phải đi qua 7749 các bước khác nhau để hoàn thành giao dịch. Bằng việc liên kết với mạng lưới các ngân hàng trong và ngoài nước của ví điện tử, người dùng có thể nhanh chóng thực hiện mua bán, chuyển tiền qua lại chỉ bằng một cú chạm mà không tốn bất kỳ khoản phí trung gian nào.
Ví điện tử mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ trong việc mở rộng quy mô, phạm vi trao đổi, mua bán. Đây cũng là dấu hiệu tốt để những nhà kinh doanh trẻ tuổi tại Việt Nam có thể nhảy vào thị trường và quản lý doanh nghiệp online của mình một cách hiệu quả thông qua ví điện tử.
Ở bài viết này, Ting muốn chia sẻ đến bạn 8 lý do mà một ví điện tử có thể giúp các doanh nghiệp, cửa hàng online phát triển được nhiều doanh thu cũng như tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.
1. Trải nghiệm mua sắm liền mạch
Trong mua sắm, quá trình trao đổi khi mua hàng và thanh toán được xem là “điểm chạm” quan trọng giúp tạo niềm tin và sự kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Theo Baymard, có đến 26% người mua hàng sẽ hủy bỏ đơn hàng nếu quá trình thanh toán phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Việc sử dụng ví điện tử cho phép người mua nhanh chóng thanh toán được đơn hàng đồng thời không phải tiếp nhận quá nhiều thông tin gây nhiễu khác khi thực hiện giao dịch. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người mua hàng, không tạo ra những ngắt quãng khó chịu, cho phép người mua có thể tiếp tục chu kỳ mua sắm mới dễ dàng.
Một thương hiệu mong muốn đem đến quy trình thanh toán nhanh, tiện lợi nhưng vẫn có độ bảo mật cao cho khách hàng thì chắc chắn ví điện tử là một sự lựa chọn không nên bỏ qua.
2. Nắm bắt “insight” khách hàng
Sử dụng ví điện tử cho phép doanh nghiệp thu thập được dữ liệu và hành vi mua sắm của khách hàng tại các trang bán hàng trực tuyến. Từ dữ liệu này có thể xác định được thị hiếu, sở thích của khách hàng để điều chỉnh sao cho phù hợp hơn. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua việc giao tiếp, trả lời tin nhắn, gmail hay gửi tặng phiếu giảm giá, các ưu đãi, chương trình đặc biệt cũng là cách để có thể tạo dựng niềm tin và sự yêu mến của khách hàng đối với cửa hàng.
3. Bảo mật cao
Là sản phẩm tài chính công nghệ, hầu hết các ví điện tử trên thị trường hiện nay đều được trang bị nhiều lớp bảo mật tích hợp kỹ thuật cao. Mọi giao dịch khi thực hiện đều được mã hóa bằng dãy chữ số cung cấp thông qua tin nhắn của người dùng, đồng thời được yêu cầu mật khẩu hoặc xác nhận bằng gương mặt hoặc vân tay khiến cho việc đánh cắp dữ liệu là không thể. Thậm chí khi mất điện thoại, ví điện tử có thể nhanh chóng vô hiệu hóa bằng nhiều cách khác nhau để ngăn chặn những truy cập bất hợp pháp.
4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Ngoài việc thực giao dịch thanh toán thông thường, ví điện tử còn mang đến giá trị liên quan về mặt hình ảnh thương hiệu. Thông qua hình ảnh logo, tên thương hiệu xuất hiện liên tục trong quá trình thanh toán, điều này sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu.
5. Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Cách để bán hàng tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại cho Millennial và Gen Z chính là thuyết phục họ đây là cửa hàng có dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Khi các cửa hàng mở bán trên nền tảng trực tuyến, việc tư vấn, liên hệ giữa hai bên vì thế mà có những bất cập nhất định. Với sự hỗ trợ của công nghệ, đa số các ví điện tử hiện nay đều có các chatbots cho phép khách hàng giao tiếp với cửa hàng bất cứ lúc nào mà không phải tốn phí, hoặc là tốn rất ít.
Những “điểm chạm” cực nhỏ này lại là điều quan trọng trong việc giúp tăng trưởng doanh thu và khách hàng trung thành cho thương hiệu. Một khi khách hàng xem cửa hàng của bạn là nơi có thể giải đáp nhanh chóng các thắc mắc cho các nhu cầu mua sắm, họ sẽ sẵn sàng trả tiền và ở lại thật lâu để đồng hành cùng thương hiệu.
6. Đuổi kịp nhu cầu của khách hàng
Thông thường, các cửa hàng online cũng như các trang thương mại điện tử phải đối mặt với vấn đề người mua từ bỏ đơn hàng. Việc sử dụng ví điện tử góp phần làm nhanh quá trình thanh toán, giúp loại bỏ bớt những thủ tục xác thực rườm rà không đáng. Nghiên cứu cho thấy mỗi năm các doanh nghiệp trực tuyến mất khoảng 18 tỷ đô la vì người mua hủy đơn hàng. Hậu đại dịch, thói quen mua sắm của người tiêu dùng được dịch chuyển mạnh mẽ, tạo điều kiện để ví điện tử dần vươn lên vị trí dẫn đầu về thanh toán tiện lợi và thông minh, đuổi kịp nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
7. Ứng dụng công nghệ định vị Beacon
Beacons về cơ bản là những máy phát không dây được sử dụng để gửi tín hiệu bằng phương pháp sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp đến các thiết bị điện thoại thông minh ở gần khu vực đó. Khi khách ở ngoài bước vào một cửa hàng, thiết bị Beacon sẽ đẩy thông báo các chương trình khuyến mãi, giảm giá của cửa hàng đến khách hàng. Điều này có thể áp dụng tương tự với các ví điện tử khi mua hàng online.
Các doanh nghiệp, cửa hàng có thể áp dụng phương thức này thông qua ví điện tử để gửi những thông điệp, voucher hay coupon mua hàng giảm giá đến khách mua hàng online của mình. Một ví dụ điển hình cho việc áp dụng Beacon thành công chính là McDonald, thông qua hoạt động tiếp thị, thương hiệu này đã tạo ra được 20% tỷ lệ chuyển đổi trong số 30% người áp dụng khuyến mãi tại cửa hàng.
8. Tiết kiệm chi phí giao dịch
Với việc tự động lưu trữ, sắp xếp và phân tích giao dịch của ví điện tử, các nhà bán lẻ hay chủ doanh nghiệp không cần phải bỏ chi phí để thuê thu ngân hay quản lý giúp hạn chế tối đa các khoản chi cho nhân sự.
Ngoài ra, thanh toán trực tuyến còn giúp tiết kiệm khoản chi phí in ấn cho các hóa đơn, voucher, phiếu giảm giá…. Việc hạn chế các chi phí phát sinh sẽ đảm bảo được nguồn lợi nhuận kiếm ra nhiều hơn, thay vào đó có thể dùng để tái đầu tư hoặc tập trung phát triển ở những mảng khác của doanh nghiệp, giúp trải nghiệm người dùng ngày càng được nâng cao và chất lượng hơn.
Hãy để ví điện tử phát huy công dụng của nó
Ở thời điểm hiện tại, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng và những lợi ích mà một ví điện tử có thể mang lại cho các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh online. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một ví điện tử có thể hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu của người bán và cả người mua vẫn còn là một trăn trở. Là một ví điện tử lấy con người làm trọng tâm trong việc phát triển và tạo ra các giải pháp thông minh giúp quản lý tài chính, Ting chúng tôi tự tin để có thể là một phần trong sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
Để có thể hiểu về Ting một cách trọn vẹn, cùng trải nghiệm Ting bằng cách tải app về điện thoại tại Google Play và App Store nhé!