Chúng tôi có thể sử dụng cookie tùy chọn không?
Các cookie này giúp chúng tôi tối ưu trải nghiệm của bạn trên website và hiển thị các quảng cáo liên quan hơn. Chúng tôi sẽ chỉ bật các cookie này lên nếu bạn Đồng ý. Bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh quyền sử dụng cookie bất kỳ lúc nào tại Lưu ý về cookie.
Tùy chỉnh
Đừng để tiền rơi, nhặt ngay 5 mẹo quản lý tài chính cá nhân!
19 Tháng 2, 2022

Để có một sức khỏe tài chính vững vàng, quản lý và kiểm soát dòng tiền là một hoạt động không thể bỏ qua. Với những người trẻ vừa gia nhập vào hàng ngũ lao động với nguồn thu nhập đầu tiên (first income) thì đây chính là thời điểm tốt nhất để nghiêm túc tìm hiểu về tiết kiệm và đầu tư. Chẳng những có nhiều lợi thế về thời gian để thử, sai và trải nghiệm, việc bắt đầu càng sớm sẽ là cơ hội để tiền và tài sản của người trẻ nhanh chóng phát triển. 

Cơ hội tốt là như thế, tuy nhiên cách nào để đạt được mục tiêu tài chính hay đâu là đường đi đúng cho những kẻ tay mơ mới nhảy vào đời học nghề thì đó lại là một vấn đề khác. Nếu bạn đang lo lắng thì hãy yên tâm, Ting cho rằng bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số giải pháp mà hẳn bạn sẽ cần phải dùng đến. Ngoài ra, với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức tài chính thế giới, người trẻ Việt Nam ngày nay có thể dễ dàng tìm hiểu và bổ sung các kiến thức tài chính thông qua các chương trình như “Tuần lễ tài chính Quốc tế 2019 tại Việt Nam”.

Và sự thật là, quản lý tiền chưa bao giờ là công việc dễ dàng và cũng không có một công thức hay giải pháp nào hoàn toàn chính xác 100%. Với các yếu tố cá nhân và tác động từ bên ngoài, các giải pháp chỉ mang tính chất tương đối cần thay đổi để phù hợp hơn với hoàn cảnh riêng của mỗi người. 

 

Tại sao quản lý tiền lại khó?

Nguồn thu nhập không giống nhau

Lối sống của một người với mức thu nhập cao và một người với thu nhập tầm trung khác nhau rất nhiều. Trong khi một mức lương thoải mái cho phép chúng ta tự do đầu tư hay tiết kiệm thì phía còn lại, mức thu nhập thấp chỉ đủ để chúng ta chi trả tiền sinh hoạt phí hằng tháng, không cho phép nghĩ xa tới vấn đề đầu tư để tích lũy tài sản.

Nhiễu thông tin

Giả sử bạn đã có tiền để đầu tư hay tiết kiệm thì chắc chắn bạn vẫn sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Với guồng quay vũ bão của thông tin, với sự xáo trộn giữa tin thật và giả, việc lựa chọn một cổ phiếu tốt hay một loại tiền điện tử tiềm năng để đầu tư vào có thể gây cho bạn rất nhiều áp lực. Bạn bè và gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn bằng cách này hay cách khác. Và vì tiền chúng ta kiếm được rất vất vả thế nên không ai muốn phải đón nhận những may rủi mà bản thân không có sự chuẩn bị từ trước.

Những phức tạp của cuộc sống

Sự trưởng thành của một người phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh gia đình và môi trường sống. Dù tiêu cực hay tích cực, thói quen sử dụng và quản lý tiền của những xung quanh luôn có tác động mạnh mẽ đến chúng ta. Dẫu vậy, Ting cũng tin rằng sẽ còn đó rất nhiều cơ hội và phương pháp để mọi người có thể thay đổi và kiểm soát tình hình tài chính tốt hơn.

Tại sao quản lý tiền lại quan trọng

Thu nhập tốt vẫn chưa là điều kiện đủ để khiến bạn có thể trở thành người quản lý tài chính tốt. Để làm được điều này đòi hỏi bản thân mỗi người phải hiểu rõ về cách kiếm tiền đồng thời là các nguyên tắc tạo dựng tài sản và kiểm soát dòng tiền. Việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và kiên nhẫn để đạt được.

Đây là lợi ích

  • Kiểm soát được toàn bộ tiền: Sở hữu kỹ năng quản lý tiền đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết cách thế nào để tạo ra dòng tiền và giữ tiền hiệu quả. Với sự hỗ trợ của công nghệ, bạn hoàn có thể sử dụng các app ứng dụng để tự động phân bổ nguồn tiền, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

  • Giúp đạt được những mục tiêu tài chính: Việc để ý đến tiền sẽ tạo ra động lực khuyến khích bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu tài chính. Giả sử bạn có mơ ước xây được một ngôi nhà hay tạo một quỹ hưu trí tốt thì sẽ không có ai ngoài bạn, thay bạn cố gắng và chịu trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Điều này cho phép bạn thực hiện các bước quản lý tài chính có chủ đích và khôn ngoan hơn.

  • Kiểm soát nợ: Khi ý thức được việc cần cẩn trọng với tài chính cá nhân, bạn sẽ có xu hướng tính toán và điều tiết để không phải tích lũy nợ.

  • Kiếm được nhiều tiền hơn: Không chỉ đơn giản là theo dõi dòng tiền, việc quản lý còn là mở rộng ra với các công việc khác như phát triển chiến lược đầu tư và đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Theo thời gian, các khoản tiền lời đổ về từ đầu tư sẽ chính là phần thưởng xứng đáng, cho phép bạn nâng cao mức sống cá nhân của mình.

  • Giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần: Những căng thẳng liên quan đến vấn đề về tiền có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Kiểm soát chi tiêu sẽ cho phép bạn biết khi nào cần tiết kiệm và lúc nào thích hợp để có thể đầu tư. Từ việc nắm bắt được mọi thứ, bạn có thể tự tạo ra sự yên tâm cho bản thân, cải thiện cảm xúc và tinh thần của mình.

 

 

Mẹo quản lý tiền

Hiểu về tiền

Sẽ không thể kỳ vọng việc quản lý tiền tốt nếu thiếu đi những kiến thức nền tảng. Giả sử nếu bạn không biết cách lãi suất kép hoạt động như thế nào nghĩa là bạn đang bỏ lỡ qua một cơ hội để kiếm tiền. Lợi thế của người trẻ chính là trẻ và thời gian, đây là giai đoạn tốt nhất để xây dựng các nguồn lãi suất cho tương lai. 

Ngoài ra, hiểu về tiền còn là cách bạn nhìn nhận được nợ xấu và nợ tốt. Nếu chẳng thể phân biệt được, rất có thể bạn sẽ mất cả đời để vay rồi trả nợ tín dụng. 

Tóm lại, việc hiểu về tiền sẽ cho bạn nhiều hơn một cơ hội để giải quyết các vấn đề liên quan. Để tìm hiểu, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc các sách tài chính thông dụng. Nếu chưa, thì hãy thử ngay nhé!

Theo dõi chi tiêu 

Việc thiếu đi sự nhìn nhận về chi tiêu có thể sẽ dẫn bạn đến những nhu cầu vượt quá khả năng bản thân. Dù thu nhập thấp hay cao, việc đưa ra những bắt buộc về các khoản chi phí cả thiết yếu và không thiết yếu là rất quan trọng. Bạn cần một mức chi tiêu cố định hằng tuần, hằng tháng để tránh lãng phí tiền. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình tài chính, không vướng phải những món nợ không cần thiết từ đó tập trung đầu tư thời gian, công sức vào việc kiếm tiền và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Tạo quỹ khẩn cấp

Tầm quan trọng và cần thiết của quỹ khẩn cấp đã được Ting đề cập rất nhiều trong những bài blog trước. Một quỹ khẩn cấp có thể bảo vệ bạn trước những tình huống không biết từ đâu rơi xuống, cho phép bạn không phải lo lắng về sự sống còn của mình. Và với những gì bạn có, hãy bắt đầu ngay với một khoản tiền nhỏ dành cho quỹ khẩn cấp. Điều này có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không phải đụng vào các khoản tiết kiệm khác một cách bất đắc dĩ. 

Tiết kiệm cho quỹ hưu trí 

Tại Việt Nam, đầu tư cho quỹ hưu trí được xếp sau rất nhiều các quỹ đầu tư khác, tuy nhiên cần có những nhìn nhận đúng hơn và tích cực hơn về vấn đề này. Trung bình tại Việt Nam một người trưởng thành sẽ có thu nhập tầm 277 đô la và mỗi tháng họ có thể tiết kiệm được 55 đô la. Với số tiền này gửi tiết kiệm liên tiếp với lãi suất hàng năm là 12% thì trong vòng 40 năm, tiền tích lũy của họ có thể lên đến 653,588 đô la. Với bài toán đặt thử này, rõ ràng việc xây dựng quỹ hưu trí là điều mà mọi người cần lưu tâm đến. 

Đầu tư dài hạn 

Một chiến lược đầu tư dài hạn cho phép bạn duy trì những thói quen quản lý cũng như tiết kiệm và đầu tư. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể sẽ cần đến những người hay hội nhóm có kiến thức và kinh nghiệm trong ngành để chỉ dẫn. Với độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, bạn cũng có thể tìm hiểu về giới đầu tư bằng việc trích ra một phần thu nhập nhỏ cho các khoản đầu từ như cổ phiếu, trái phiếu hay các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) để tối ưu hóa rủi ro trong đầu tư. 


Sau cùng

Việc quản lý tài chính tốt luôn đi đôi với thói quen sử dụng tiền lành mạnh. Là một người trẻ đang ở thời kỳ đầu thu nạp kiến thức và thực hành, bạn có rất nhiều cơ hội để tìm ra những lối đi riêng phù hợp nhất với bản thân. Và khi rủi ro hay trách nhiệm chưa quá nhiều, việc trải nghiệm sai rồi sửa vì thế cũng sẽ dễ dàng hơn.

Và đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục những mục tiêu tài chính, app Ting tự tin rằng với những gì đang có, app có thể giúp bạn tối ưu hóa việc quản lý chi tiêu một cách thông minh nhất. Cùng tải app về điện thoại thông qua Google Play Store hoặc App Store nhé!  

Còn bây giờ thì… bắt đầu thôi! 

 

0 bình luận
 
Chưa có thảo luận cho bài viết.
Đối tác đồng hành
Vietbank
Mastercard
Napas
Vnpat
Payoo