Chúng tôi có thể sử dụng cookie tùy chọn không?
Các cookie này giúp chúng tôi tối ưu trải nghiệm của bạn trên website và hiển thị các quảng cáo liên quan hơn. Chúng tôi sẽ chỉ bật các cookie này lên nếu bạn Đồng ý. Bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh quyền sử dụng cookie bất kỳ lúc nào tại Lưu ý về cookie.
Tùy chỉnh
Tiêu Tết thôi, đừng tiêu hết!
29 Tháng 1, 2022

Đến hẹn lại lên, khi những “chiếc” quảng cáo đầu tiên mở màn báo hiệu mùa xuân đã về, cũng là lúc ta biết rằng sắp phải chuẩn bị sắm sửa nhiều thứ. Việc mua sắm nhìn chung thì chẳng mấy xa lạ, ta sắm đồ suốt 365 ngày, ấy thế nhưng chỉ khi tới Tết đến thì cảm giác mua sắm mới thực sự bùng nổ, bởi chẳng ai tính toán vào dịp Tết vì… “Tết mà!”, nên việc mua sắm vì thế trở nên thoải mái và dễ dãi hơn. 

Từ góc nhìn của việc luôn mong muốn tối ưu hóa và thông minh trong chi tiêu, Ting cho rằng chủ trương “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” đem đến một thách thức rất lớn tác động  trực diện đến tình hình tài chính của nhiều cá nhân và gia đình. Bài viết hôm nay, Ting sẽ gợi ý bạn một vài tips nhỏ giúp vừa ăn chơi thoải mái mà vẫn có thể thực hiện chi tiêu lành mạnh. Cùng tìm hiểu bên dưới nhé!

 

Lên kế hoạch tiêu Tết 

Để tận hưởng trọn vẹn ba ngày Tết, bảy ngày Xuân, hẳn tất cả mọi người đều đã phải bận rộn từ một tháng trước đó. Với những thứ cần chuẩn bị cho Tết, việc lên một kế hoạch chi tiêu là bước không thể xem nhẹ. Bằng cách liệt kê tất cả các món hàng cần mua như hạt dưa, bánh mứt, áo quần và các khoản tiền cần chi như mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lì xì con cháu… sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát được việc chi tiêu từ đó có thể sắp xếp và cân nhắc theo khả năng tài chính của bản thân.

Việc mua sắm online ngày nay cũng là một trong những lý do khiến việc mua sắm dễ trở nên bốc đồng, mua hàng theo cảm xúc nhiều hơn là có nhu cầu thực sự đối với sản phẩm. Một kế hoạch tiêu Tết cụ thể và kỷ luật tuân theo sẽ kiềm bạn khỏi những phát sinh không đáng có.


Tận dụng triệt để đồ nhà

Vì năm nào cũng có Tết và cũng sắm Tết, chắc hẳn trong nhà bạn sẽ không thiếu đi những đạo cụ Tết như khay đựng bánh mứt, lọ hoa, ấm trà, câu đối, liễn chúc Tết, đèn trang trí... Việc tái sử dụng lại các đạo cụ này sẽ giúp bạn dư ra kha khá tiền để sử dụng cho các mục đích chi tiêu khác. Và với tâm lý những đồ xịn nhất mới được mang ra chưng Tết, hết Tết thì bọc gói cẩn thận cất vào một góc nên chắc chắn sẽ không cần bàn về độ mới tinh như mới mua của những sản phẩm này. 

 

Sắm tết sớm

Những ngày cận Tết luôn là những ngày tưng bừng nhất của cả người mua và người bán. Đây là khoảng thời gian cao điểm, các mặt hàng phải chạy đua với thời gian và cả sự khan hiếm vì thế mà trở nên đắt đỏ. Để tránh trường hợp mua phải những món không vừa ý với giá cao, bạn phải tranh thủ mua sớm nhất có thể. Ví dụ với những thực phẩm khô có thể để lâu hay chén dĩa, quần áo, đồ gia dụng… đó là những sản phẩm mua càng sớm càng tốt, tránh trường hợp bị ép giá. Chỉ với vài thay đổi nhỏ này, bạn đã tiết kiệm được kha khá tiền rồi. 

 

Không mang nhiều tiền khi mua sắm Tết

Khi đã lên một danh sách chi tiết những thứ cần mua thì chuyện mang nhiều tiền khi mua sắm Tết trở nên không cần thiết. Việc có nhiều tiền trong người cho phép bạn sẵn sàng chi trả cho bất kỳ giao dịch nào từ đó đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng, thiếu kiểm soát dẫn đến những thiệt hại không đáng có cho túi tiền. Thay vào đó, hãy mang đủ số tiền mình cần hoặc mang dư ra một ít phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, bạn cũng nên chia thành nhiều đợt mua sắm để tránh phải chi trả một khoản tiền lớn trong một lần. Áp dụng cách mua này còn giúp bạn chọn được những sản phẩm chất lượng theo từng khung thời gian nhất định. 

 

Thừa còn hơn thiếu liệu có đúng?

Đây là câu nói được truyền tải nhiều vào những ngày cận Tết. Nôm na nguồn gốc xuất hiện của câu nói khi đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn hậu chiến tranh. Khi đó, cuộc sống thường ngày khó khăn, thiếu trước hụt sau, thức ăn khan hiếm. Chỉ khi Tết đến xuân về mọi người mới có cơ hội quây quần bên nhau để ăn uống và vui chơi. Với những gì tốt đẹp nhất dành cho Tết, ý nghĩa của việc “thừa hơn thiếu” mang đến cảm giác trải nghiệm một cái Tết trọn vẹn mà ngày thường không thể có được. Đặc biệt hơn, vào những ngày đầu năm mới, các hàng quán sẽ đóng cửa, ngưng phục khách hàng cho đến khi chọn được ngày lành tháng tốt để khai trương, thông thường sẽ từ mùng 5 trở đi. Vì lẽ đó mà mọi người đều phải tranh thủ mua đồ càng nhiều càng tốt để không bị thiếu hụt, khó mà xoay xở trong Tết, xin mượn thì lại là chuyện cấm kị, không nên đầu năm.

Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, khi chất lượng, điều kiện sống của người Việt ngày càng được nâng cao thì “thừa còn hơn thiếu” đã không còn mang nhiều ý nghĩa và thích hợp để áp dụng. Thực phẩm tốt tươi luôn được bày bán quanh năm, các hàng quán cửa hàng vẫn tranh thủ mở bán ngay trong Tết để mọi người có thể mua, câu chuyện mua sắm cũng diễn ra suốt một năm không chỉ mỗi dịp Tết... Do đó, “thừa còn hơn thiếu” trong bối cảnh hiện nay có phần lãng phí và là khoản chi tiêu tốn kém không đáng có. 

 

 

Chốt lại

Ý nghĩa của Tết là mong muốn tất cả mọi người, mọi gia đình có thời gian để quây quần, vui vẻ bên nhau. Và để giữ sự trọn vẹn này theo bạn đến cả những ngày hậu Tết, để Tết không trở thành “nỗi ám ảnh” thì một kế hoạch chi tiêu thông minh sẽ là một trợ thủ đắc lực mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua. 

Ngoài việc ghi xuống tất cả các khoản chi tiêu, hiện nay với sự trợ giúp của công nghệ, người dùng hoàn toàn có thể nhanh chóng và dễ dàng thống kê được mọi khoản chi thông qua việc thực hiện thanh toán bằng ví điện tử, ví Ting là một sản phẩm công nghệ làm được chuyện này. Chắc chắn rằng, với giao diện thân thiện, đơn giản và dễ xài, đây là một “chiếc” app phù hợp với tất cả mọi người.

App Ting hiện nay đã có mặt trên cả Google PlayApp Store, tải về để trải nghiệm mua sắm Tết của bạn thêm phần thú vị và tiện lợi nhé! Vì một cái Tết an toàn cho túi tiền, Ting chúc bạn sẽ thành công với những kế hoạch tiêu Tết của riêng mình.

 

0 bình luận
 
Chưa có thảo luận cho bài viết.
Đối tác đồng hành
Vietbank
Mastercard
Napas
Vnpat
Payoo