Chúng tôi có thể sử dụng cookie tùy chọn không?
Các cookie này giúp chúng tôi tối ưu trải nghiệm của bạn trên website và hiển thị các quảng cáo liên quan hơn. Chúng tôi sẽ chỉ bật các cookie này lên nếu bạn Đồng ý. Bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh quyền sử dụng cookie bất kỳ lúc nào tại Lưu ý về cookie.
Tùy chỉnh
Đại dịch thông tin - điểm bùng phát tiêu cực
9 Tháng 9, 2021

Giống với việc việc ăn uống, chúng ta tiêu thụ và nạp thông tin vào cơ thể mỗi ngày. Cũng tương tự, không phải thức ăn nào cũng là thức ăn dinh dưỡng, tiêu hóa dễ dàng và chuyển hóa thành năng lượng tốt, với thông tin cũng vậy. Ngay cả khi bạn đang đọc bài này, bạn cũng đang tiêu thụ một loại thông tin!

Hơn một năm qua, khi thế giới và con người đang phải đối mặt với đại dịch COVID thì đại dịch thông tin (Infodemic) cũng âm ỉ hoành hành tạo ra biết bao hệ lụy ở thế giới riêng được cho ưu thế và vượt trội của nó - Internet. Chỉ với một cú click và thao tác đơn giản bằng một ngón tay, hàng trăm ngàn thông tin hiển thị ra như một bàn tiệc buffet thịnh soạn mà bạn được phép tùy ý chọn món để cho vào đĩa của mình. Chính sự dễ dàng đến dễ dãi này đã dẫn chúng ta đi vào vòng lặp việc tiêu thụ của thông tin - nơi chúng ta ngấu nghiến tất cả mọi thứ và sau cùng điều sót lại là một bộ não có giới hạn với quá nhiều thông tin cần xử lý. 

 

Thiên kiến tiêu cực của não bộ

Thiên kiến tiêu cực được xem là một hội chứng phổ biến của xã hội công nghệ khi người tham gia tìm kiếm, cập nhật thông tin có khuynh hướng chú ý, ghi nhớ và sử dụng thông tin tiêu cực nhiều hơn tích cực. Mỗi ngày, mạng xã hội, báo đài đều không ngừng đưa tin về các ca nhiễm COVID, tình hình chính trị căng thẳng ở các quốc gia, các cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc, biến đổi khí hậu… Không ít người theo dõi cho rằng trong tình hình xã hội căng thẳng như, việc cập nhật tin tức và bắt gặp tin tiêu cực là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, việc tiếp cận và tiêu thụ nhiều thông tin tiêu cực có thể dẫn đến áp lực, căng thẳng và nặng hơn là chứng trầm cảm lo âu. Theo một nghiên cứu của Healthline cho thấy mức độ trầm cảm của người lớn trước dịch là 37%, nhưng trong đại dịch con số lên đến 49% với 9% trường hợp nặng.

Giải thích vấn đề này, khoa học đã chỉ ra khi tiêu thụ những tin tức tiêu cực, cơ thể chúng ra sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm tiết ra các hormone căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Cơ chế của Adrenaline khi liên tục bị tăng cao trong cơ thể sẽ tàn phá cơ thể dẫn đến suy nhược tinh thần, đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ. Đồng hành cùng, khi căng thẳng kéo dài, Cortisol tăng cao dẫn đến các biển hiệu về tim mạch, đau đầu, mất ngủ, giảm khả năng tập trung, lo lắng trầm cảm...

 

 

Bẫy thông tin 

Tiếp nối suy nghĩ về thiên kiến tiêu cực của não bộ, nhà tâm lý học Rick Hanson cho rằng thiên kiến tiêu cực là một chức năng tiến hóa thích nghi. Từ xa xưa, bản năng con người phải luôn chú ý đến nguy hiểm để tồn tại. Do đó, từ góc độ tiến hóa, xu hướng tìm kiếm thông tin tiêu cực xung quanh là cách não bộ giúp chúng ta cảm giác được an toàn. 

Nắm bắt được tâm lý này của phần đông công chúng, các trang thông tin, báo chí, truyền thông mặc sức đăng tải những thông tin tiêu cực vì họ biết những mẩu tin này có khả năng thu hút và gây sốc được công chúng.

Thêm vào đó, thuật toán và AI của các trang mạng xã hội cũng là một nhân tố tác tiếp tay cho việc tiếp nhận thông tin. Với sự thông minh vượt bậc, AI có thể quan sát và học được hành vi truy cập của mỗi người trên mạng xã hội, nôm na, chúng có thể hiểu chúng ta hơn bản thân chúng ta. Sau khi có đầy đủ dữ liệu về sở thích và tính cách về nhu cầu tiêu thụ tin tức, thuật toán sẽ đảm bảo chỉ cần truy cập, chúng ta sẽ có đầy đủ thứ mình muốn trước cái màn hình nhỏ. Dễ dàng nhìn thấy, công nghệ đang đòi hỏi nhiều sự chú ý từ chúng ta và chúng ta thì quá thân thiện và vì... tiện lợi, hiện đại hơn ai mà không thích.

 

 

Vậy…. cách nào để không rơi vào bẫy 

Bản chất việc cập nhật tin tức không có gì tiêu cực nhưng đứng trước cơn bão truyền thông cùng tình hình xã hội đầy biến động hiện nay, khó mà ngăn bản thân hoàn toàn không tiếp cận những tin tức tiêu cực. Vậy chúng ta phải đối mặt thế nào? Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể tham khảo và áp dụng cho chu trình cập nhật tin tức của mình:

  • Đặt giới hạn thời gian: Thay vì dành thời gian liên tục cả ngày để cập nhật thông tin, bạn hoàn toàn có thể chủ động đặt ra khoảng thời gian cố định trong ngày để thực hiện việc này. Thói quen này sẽ giúp bạn luôn cập nhật được những sự kiện quan trọng mà không bị sa đọa quá đà trên các diễn đàn, hội nhóm.
  • Bám sát các nguồn tin uy tín, có chọn lọc: Với nhiều bất ổn của đại dịch, việc tiêu thụ nhiều thông tin về virus được coi là càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, không nhất thiết phải đọc và làm căng thẳng bản thân nếu bạn đã nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất. Hãy chọn lọc các kênh báo chí uy tín để theo dõi lâu dài, đặc biệt bạn có thể bắt đầu với những trang thông tin có sự bảo chứng của chính phủ và bộ y tế bởi các cơ quan này luôn có những quy tắc về đạo đức và trách nhiệm pháp lý để nói lên sự thật. 
  • Chú ý cảm xúc bản thân: Khi tìm kiếm và tiếp cận thông tin, bạn cần chú ý đến cảm xúc của bản thân để biết đâu là điểm dừng và có biện pháp kịp thời để bản thân không bị cuốn vào những suy nghĩ lo âu. Và dù có nhiều tin tức tiêu cực ra rả nhưng chắc chắn một điều những chia sẻ, thông tin tích cực cũng không hề ít. Bạn có thể tìm kiếm với vài từ khóa “lành mạnh”, chắc chắn bạn sẽ có thứ mình muốn. 
  • Dành thời gian cho các trải nghiệm khác: Sau những bản thông tin đề cập mải miết về dịch bệnh, bạn hẳn sẽ thấy lo lắng cho chính tương lai của mình. Để không dắt bản thân đi vào những bế tắc trong suy nghĩ, hãy bắt đầu một hoạt động vận động ngay sau đó để lấy lại tinh thần. Tập thể dục, nấu ăn, dọn dẹp hay nhấc máy gọi điện hỏi thăm bạn bè, người thân… Hãy làm gì đó để dắt tâm trí bạn ra khỏi những tiêu cực từ tin tức.

 

Tóm lại là...

Khi mọi hoạt động được thu nhỏ lại trong ngôi nhà hoặc có khi là một căn phòng, mạng xã hội và các trang thông tin chính là công cụ đắc lực để chúng ta nắm bắt tình hình và nghe ngóng chuyện thế sự. Dẫu vậy, tiếp cận tin tức tiêu cực cùng những hệ lụy tác động đến cơ thể và não bộ là một hồi chuông nhắc nhở mỗi cá nhân cần chủ động hơn trong việc phân loại và tiêu thụ thông tin. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong việc nhận biết và phòng tránh được những cơn bão thông tin.

Chúc bạn sức khỏe và thật nhiều sức khỏe!

 

0 bình luận
 
Chưa có thảo luận cho bài viết.
Đối tác đồng hành
Vietbank
Mastercard
Napas
Vnpat
Payoo